Tập huấn quy trình kỹ thuật tưới ngập khô xem kẽ trong trồng lúa giảm khí phát thải khí Mê tan.
07/06/2024
Lượt xem: 485
Sáng ngày 07/06 /2024
Ban nông nghiệp xã Hồng Long phối hợp với Công ty GreenCarbon Nhật Bản, Xí nghiệp thủy lợi Nam Đàn và viện
khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ tổ chức buổi tập huấn về quy trình
kỹ thuật tưới ngập khô xem kẽ trong trồng lúa giảm khí phát thải khí Mê tan. Tham
gia buổi tập huấn có đại diện lãnh đạo công ty Grên Carbon Nhật Bản, đại diện
của Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung Bộ; Về phía xã có Ông Dương Văn Xuyến – Phó
Chủ tịch UBND xã, ông Văn Bá Vinh – CC Nông nghiệp và hơn 40 hội viên hội nông
dân trong toàn xã.
Tập huấn quy trình kỹ
thuật tưới ngập khô xem kẽ trong trồng lúa giảm khí phát thải khí Mê tan người
dân sẽ được tham gia mô hình, được truyền đạt các kỹ thuật áp dụng trong sản
xuất lúa để tạo tín chỉ các bon.
Với phương pháp
này, có thể dùng ống đo mực nước để điều tiết nước cho ruộng lúa. Khi sử dụng,
đặt ống đo mực nước sâu vào trong lòng đất 20 cm. Ở giai đoạn cây lúa đẻ nhánh
kín hàng (từ 25 - 30 ngày sau khi sạ), đây là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ đến
đẻ nhánh tối đa, chỉ cần giữ nước ở mức bằng hoặc thấp hơn mặt ruộng 15 cm. Khi
quan sát nếu thấy mực nước trong ống thấp hơn mặt đất dưới 15 cm thì tiến hành
lấy nước vào ngập tối đa là 5 cm, tiếp tục để nước trong ống hạ xuống dưới 15
cm thì mới lấy nước vào tiếp.
Phương pháp tưới nước theo phương pháp “ướt
khô xen kẽ” có 3 lợi ích: thứ nhất là khi nước rút sâu xuống mặt đất sẽ giúp
cho bộ rễ của cây lúa phát triển ăn sâu xuống mặt đất, giúp cây lúa chống đổ
ngã. Khi nước rút xuống mặt đất, một số loại phân bón hóa học nhất là phân đạm
còn dư thừa, chưa kịp tan sẽ theo nước rút xuống đất, tránh cho cây lúa bị ảnh
hưởng khi trỗ. Ngoài ra, giảm được các loại sinh vật hay mầm mống sâu bệnh hại
lúa.
Sau buổi tập huấn, bà còn đã mạnh dạn hơn
trong việc tiếp thu với những kiến thức mới trong sản xuất lúa cũng như các
loại cây trồng khác. Bà còn cũng đã hiểu được khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới tiêu biểu như canh tác lúa theo hướng hữu cơ, thì không những chi phí
đầu tư giảm xuống mà năng suất chất lượng của sản phẩm được tăng lên, từ đó
tăng được lợi nhuận sau mỗi vụ thu hoạch./.
Ban văn hóa xã