CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI XÃ XUÂN HỒNG THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ CẦU NỐI GIỮA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ NGƯỜI DÂN
Trong những năm qua, các
tổ chức Chính trị - xã hội xã Xuân Hồng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Nam Đàn làm tốt công tác ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
trên địa bàn. Trở thành “cầu nối” quan trọng trong việc chuyển tải nguồn vốn ưu
đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Không chỉ hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, tạo sinh kế, tạo việc làm, thông
qua các hoạt động này còn góp phần nâng cao nhận thức, tạo tâm lý mạnh dạn tự
tin, khuyến khích sự chủ động và tinh thần tự lực của hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác từng bước vươn lên, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống,
thoát nghèo bền vững.
Phiên giao dịch cố định
hàng tháng tại xã của NHCSXH huyện Nam Đàn
Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH
là phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù hợp với tôn
chỉ hoạt động của các tổ chức CT-XH. Mô hình này đã gắn kết Ngân hàng - Cấp ủy
- Chính quyền, các tổ chức CT-XH với người dân thông qua tổ TK&VV. Từ đó
phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn cho vay, góp phần tích cực vào thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo nhiều sinh kế, tạo việc
làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Các Hội đoàn thể cùng các Tổ
TK&VV tham gia phiên giao dịch xã
“Để đạt được kết quả trong
những năm qua , các tổ chức hội xã luôn chủ động phối hợp với NHCSXH huyện
trong việc thực hiện tốt các nội dung ủy thác, triển khai thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Nhà nước đối với công tác tín dụng chính sách xã hội,….
đặc biệt là từ khi triển khai Chỉ thị
số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách , được sự đồng thuận và hưởng ứng
tích cực của cả hệ thống chính trị, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hoạt động
tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Nam Đàn nói chung và xã Xuân Hồng
nói riêng đã phủ kín 100% đến tận các thôn, xóm. Hiện nay, tất cả hộ nghèo, hộ
cận nghèo và các đối tượng chính sách khi có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện chắc
chắn sẽ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi. Để tạo
thuận lợi cho người dân, Ngân hàng CSXH huyện Nam Đàn đã triển khai thực hiện
điểm giao dịch tại xã ( cố định sáng 15 hàng tháng) tại UBND xã góp phần giải
quyết hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh (thu lãi, trả gốc, giải ngân) với
người dân được thực hiện ngay tại chỗ.
Có thể nói, việc
triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội huyện đến tại xã
đã tiếp thêm động lực để người nghèo và các đối tượng chính sách mạnh dạn thay
đổi cách nghĩ, cách làm. Trước tiên, Phải xác định tổ chức
hội là một tuyên truyền viên tích cực, tranh thủ tất cả các cơ hội có điều kiện
tiếp xúc với người dân để thực hiện tuyên truyền về tín dụng chính sách và các
sản phẩm dịch vụ, qua đó, thu hút thêm nhiều hội viên tham gia tổ chức hội, góp
phần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội. Vai trò, uy tín của tổ
chức hội ngày càng được nâng lên, được ghi nhận và đánh giá cao, tập hợp được
đông đảo hội viên, làm cho hội viên tin tưởng, gắn bó với tổ chức Hội hơn. Từ đó giúp phong trào và hoạt động Hội ngày càng phát triển
vững mạnh.
Nhằm thực hiện tốt
công tác quản lý vốn ủy thác của NHCSXH , ngay từ đầu năm, Các TCH đã xây dựng
kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động của tổ TK&VV theo văn bản
10566/HD-NHCSXH, thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau 30 ngày giải
ngân 100% hộ vay. Hàng năm , phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn cho tổ trưởng
Tổ TK&VV về công tác quản lý các nguồn vốn vay. Tổ chức các đợt kiểm tra định
kỳ việc cập nhật, sắp xếp, quản lý hồ sơ của Tổ, tham gia họp bình xét
vay vốn, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng hoạt động
của Ban quản lý tổ TK&VV.
Đến ngày 15/04/2025, Dư nợ của
xã đạt 48.250 triệu đồng với 19 tổ tiết kiệm và vay vốn. Nguồn vốn vay đã giúp
cho nhiều hội viên, nhân dân có vốn để đầu tư chuồng trại, cây trồng vật nuôi,
sản xuất kinh doanh, mua máy xay sát và nhiều mô hình kinh tế được triển khai.
Từ đó thu hút giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thực hiện tốt công tác giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm, giảm nạn tín dụng đen. …; Qua đó đã tạo được
nhiều sinh kế, việc làm ổn định, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đáp ứng được
tâm tư nguyện vọng của người dân, những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội
và nhận được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội.
Việc triển khai nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình kế hoạch hằng năm, các tổ
chức CT-XH đã phối hợp tốt với NHCSXH huyện tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên
truyền bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức khác nhau như: Phối hợp với
chính quyền địa phương xã, các cơ quan báo, đài truyền thanh, cổng thông tin
điện tử xã, hệ thống loa phát thanh tại thôn, xóm. Tận dụng tối đa các thiết bị
công nghệ, mạng xã hội, zalo, facebook. Tuyên truyền trong các cuộc họp giao
ban, các lớp tập huấn, các hội nghị giao ban của hội.
Để kế thừa và phát huy giá trị to lớn của tín dụng chính sách ,
Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tinh thần Chỉ thị số
39-CT/TW trong việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ .Các tổ chức CT-XH tiếp
tục chủ động phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện đầy đủ, đảm bảo
chất lượng các nội dung nhận ủy thác cho vay từ NHCSXH huyện. Chú trọng công
tác đào tạo tập huấn nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ; làm tốt việc tổ
chức họp bình xét cho vay đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng; rà soát, củng cố,
kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV; hướng dẫn, định
hướng cho hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện trả nợ, trả lãi ngân
hàng đầy đủ, đúng hạn, …đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định
kỳ, đột xuất, kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay của khách hàng, giám sát hoạt
động của tổ TK&VV góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp Hội
đối với hoạt động ủy thác NHCSXH. Bên cạnh đó còn xây dựng lồng ghép các mô hình, chương trình, dự
án hỗ trợ đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế với việc sử dụng có hiệu quả
cao; nhân rộng các gương điển hình tiên tiến
trong quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã
hội, nhân
rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo
và làm giàu chính đáng, đặc biệt là đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”,
phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thực hiện : Đoàn xã Xuân
Hồng