image banner
Xã Hồng Long Vận động nhân dân tích cực xây dựng NTM nâng cao
Lượt xem: 1013

   Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chương trình có mục tiêu toàn diện, tổng hợp của các chương trình, mục tiêu, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của hơn 70% dân số toàn quốc và được triển khai thực hiện trong thời gian dài. Xây dựng nông thôn mới đặt ra là một tất yếu khách quan phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội hiện đại. Song, vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ những chủ thể xây dựng nông thôn mới.

    Có quan điểm cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Trong môi trường làng xã, một cá nhân hoàn toàn có thể hi sinh lợi ích của bản thân mình vì lợi ích tập thể.     Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình xây dựng NTM nâng cao. Khi tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các vùng nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới được hiểu:

   Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.   lợi.

    Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến  các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như:  

    Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.

    Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình

    Dân kiểm tra: có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình.  

    Dân quản lý: đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia. Các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình.  

    Dân hưởng lợi: chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại , người dân được hưởng

    Kết quả bước đầu thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với các cấp, các ngành, đặc biệt đã khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, tự giác tham gia của người dân địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện chương trình đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của xã  nhà đã có sự thay đổi đáng kể, Đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.

 Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã hoàn toàn thay đổi so với trước kia. Từ sự thụ động chông chờ vào nhà nước, coi việc xây dựng NTM là của “cán bộ” thì đến nay người dân đã chủ động là chủ thể chính trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương.

      Cụ thể ngay từ khi phát động phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao , nhân dân 4/4 xóm THượng nậm, nhạn tháp, ba đình, tân phúc đều đã tích cực vào cuộc , chủ động góp sức người, sức của cố gắng từng bước hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng của địa phương như xây dựng các tuyến đường đẹp, đường mẫu, giải phóng mặt bằng, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa xóm, tổng dọn vệ sinh môi trường. Đặc biệt Hồng Long là một xã có hệ thống mương tiêu thoát nước rất dài, về cơ bản chưa có nắp đậy. Tuy nhiên với sự nỗ lực của ban chỉ huy xóm cũng như vai trò tích cực của các tổ tự quản đang ngày càng đc phát huy các tuyến đường có mương tiêu nắp đậy đang dần được hoàn thiện. Tại xóm Ba Đình, vai trò của tổ tự quản được phát huy rất mạnh mẽ, đặc biệt là các tổ của Ông Bùi Sơn, tổ của Ông Dương Phúc và 1 số tổ khác , bình quân mỗi hộ gia đình đã bỏ ra 3 triệu đồng chưa kể ngày công để tiến hành xây dựng các tuyến đường mương tiêu có nắp đậy, tạo nên cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch đẹp và đặc biệt là tạo được sự đồng thuận, đoàn kết trong bà con nhân dân.

    Nhân dịp này, Ban tuyên truyền xã Hồng Long đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với một số người dân thuộc xóm Ba Đình xã Hồng Long về kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Cụ thể ông Nguyễn Văn Thanh- thành viên tổ tự quản của ông Bùi Sơn cho biết :" Theo tôi trong quá trình xây dựng NTM nâng cao mà đặc biệt ở đây là trong nội dung tiêu chí về xây dựng tuyến đường đẹp, đường mẫu thì vấn đề khó khăn nhất đó là sự tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Làm cho người dân tin tưởng, phấn khởi. Người ta vẫn thường nói “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Một khi được người dân chúng tôi đồng tình hưởng ứng thì rất dễ giải quyết. Do đó muốn xây dựng được tuyến đường đẹp , đường mẫu thì theo tôi quan trọng nhất đó là phải tạo được sự tin tưởng, vận động, lôi kéo được bà con nhân dân cùng chung tay thực hiện. Như vậy kết quả mới cao". 

        Trước sự thay đổi tích cực của phong trào xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại xã nhà, ông Nguyễn Xuân Quang - thành viên tổ tự quản của ông Dương Phúc cũng cho biết thêm:" Mấy chục năm gắn bó với vùng đất này, chưa bao giờ tôi thấy bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng như hôm nay. Trước đây, đời sống của người dân chúng tôi rất vất vả,   Giao thông đi lại cũng rất khó khăn, đường thì nhỏ hẹp, nắng thì bụi bay mù trời, mưa thì lầy lội. Nhưng giờ thì khác rồi. Từ khi bắt tay xây dựng nông thôn mới đến nay các đường làng, ngõ xóm như được thay da đổi thịt. Nhiều tuyến đường trong ngõ chúng tôi trước đây chưa có nắp đậy, trông rất ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường, nhưng từ khi xã phát động phong trào xd NTM nâng cao, bà con chúng tôi xung quanh xóm đã đứng ra kêu gọi vận động cùng nhau tiến hành làm nắp đậy. Mặc dầu khó khăn về nhiều mặt song chúng tôi đã cố gắng bỏ công, bỏ của và kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều mạnh thường quân . Kết quả bước đầu đã xây dựng được nhiều tuyến đường khang trang, sạch đẹp."

Anh-tin-bai

Ông Nguyễn Xuân Quang - thành viên tổ tự quản xóm Ba Đình

Anh-tin-bai

 Tổ tự quản xóm Ba Đình họp bàn kế hoạch xây dựng đoạn đường mương tiêu có năp đậy

    Xây dựng nông thôn mới là biện pháp tổng hợp để phát triển nông thôn và cần phải được thực hiện ngay từ chính những người dân ở cộng đồng dân cư. Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng vai trò quan trọng thì việc xây dựng nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm; giải quyết tốt những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của họ. Chính vì vậy cần phải khẳng định và phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

Một số hình ảnh xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xóm Ba Đình - xã Hồng Long

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
BẢN ĐỒ XÃ HỒNG LONG - HUYỆN NAM ĐÀN
image
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HỒNG LONG
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Phạm Hồng Sơn - Chủ tịch UBND Xã

Trụ sở: Xã Hồng Long - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0989 853 997  - Email: honglong@namdan.nghean.gov.vn